Blockchain - công nghệ tiền đề cho làn sóng khởi nghiệp mới trên toàn thế giới

09/02/2018
Đăng bởi Quang Khôi Doe

Khi mới bắt đầu khởi nghiệp vốn là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với những doanh nhân trẻ bởi lúc này họ có rất nhiều dự định và hoài bão muốn thực hiện nhưng lại không có được số vốn nhiều để có thể thực hiện được tất cả các dự định của mình. Tuy nhiên, các startup luôn gặp khó khăn về nguồn vốn để duy trì hoạt động. Càng khó khăn hơn khi các startup trẻ, thiếu kinh nghiệm tiếp cận nguồn vốn từ việc vay vốn ngân hàng. Cùng nhìn lại 3 cách mà các startup trẻ tuổi trên thế giới thường sử dụng để tiếp cận nguồn vốn.


1. Gọi vốn cộng đồng – Crowdfunding

Trên thế giới khái niệm gọi vốn cộng đồng được biết đến khá rộng rãi đối với các bạn khởi nghiệp trẻ tuy nhiên đây lại là điều khá mới mẻ đối với các bạn trẻ Việt Nam. Thông thường đối với các startup mới nhỏ lẻ và hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm sẽ chọn phương pháp này bởi họ cho rằng nó sẽ có ưu điểm tiếp cận được tới số đông các nhà đầu tư. Cách gọi vốn này cũng có thể giúp các nhà khởi nghiệp thử nghiệm sản phẩm hay ý tưởng của mình với thị trường. Các trang web cho crowdfunding nổi bật nhất là Kickstarter và Indiegogo. Tại Việt Nam hiện đã từng có i9g.vn trong mảng này, nhưng nay đã tạm ngừng hoạt động.

2. Nhà đầu tư “thiên thần”/Mạnh thường quân – Angel Investor

Phần lớn các nhà đầu tư này đã từng là những nhà khởi nghiệp hoặc lãnh đạo tại các công ty, có thể đầu tư cá nhân hoặc theo nhóm. Hình thức gọi vốn này thích hợp với những ý tưởng khởi nghiệp và mô hình kinh doanh đã được hoàn thiện với hướng đi rõ ràng hơn. Nhiều nhà khởi nghiệp, doanh nghiệp ưa thích cách thức này hơn vì nó còn mang lại các mối quan hệ trong kinh doanh mà rất có ích trong tương lai.

3. Quỹ đầu tư mạo hiểm – Venture Capital (VC)

Quỹ đầu tư mạo hiểm thường lựa chọn các nhà khởi nghiệp, doanh nghiệp đã phát triển được một thời gian, có uy tín hoặc tên tuổi trên thị trường. Điểm chính của việc gọi vốn từ quỹ đầu tư này là nguồn vốn lớn, khả năng giúp đỡ doanh nghiệp trong giai đoạn phát triển ví dụ giúp mở rộng sản xuất, thâm nhập sâu vào thị trường, tạo sản phẩm mới…

Các quỹ đầu tư mạo hiểm lớn hiện nay ở Việt Nam có thể kể đến là IDG Ventures, Mekong Capital và Vina Capital. Mới đây, FPT cũng đã công bố ra mắt quỹ đầu tư mạo hiểm của riêng mình.

Đã đến lúc tạo nên sự thay đổi

Số lượng vốn rót vào các startup Đông Nam Á đang có xu hướng giảm sau chu kỳ tăng trưởng mạnh mẽ, làm dấy lên những lo ngại về tương lai của các công ty khởi nghiệp trong khu vực.

Việt Nam hiện vẫn có nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động tích cực. Tuy vậy, số lượng các startup gọi được vốn giảm đi là bởi thị trường đang chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng”, ông Dũng Nguyễn, Giám đốc Điều hành quỹ Cyber Agent tại Việt Nam & Thái Lan cho biết.

Đánh giá về tỷ lệ thành công của các startup khi gọi vốn, ông Eddie Thai - Parnter của quỹ đầu tư 500 Statups cho biết chỉ có 1% các Startup tiếp cận với 500 Startups nhận được vốn, tuy nhiên đó chưa hẳn đã là thành công. Theo số liệu từ 500 Startups, chỉ 25% startup nhận đầu tư trong khoảng 200.000$ - 300.000$ tại Mỹ có thể tạo ra lợi nhận, còn lại trên 50% sẽ thất bại sau khi nhận vốn. Ở Việt Nam, khoảng 70% startup trụ lại được trên thị trường sau khi gọi vốn.

Bên cạnh đó, các startup đã gọi được vốn ở các vòng đầu cần nhiều thời gian hơn để có thể mở rộng, cải thiện sản phẩm đáp ứng các vòng gọi vốn lớn hơn. Ngoài ra, các quỹ cũng cần thêm thời gian để hiểu rõ hơn về thị trường cũng như đánh giá kỹ lưỡng các startup trong xu hướng công nghệ đang thay đổi chóng mặt.

Gọi vốn thông qua blockchain - Xu hướng đầu tư mới cho các startup công nghệ Việt

Đang tải 1.jpg…
Trong những năm gần đây, cùng với sự bùng nổ của công nghệ blockchain và ICO (Hình thức gọi vốn bằng tiền kỹ thuật số cho startup), các phương pháp đầu tư và các quỹ truyền thống đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Ý tưởng đằng sau mỗi quá trình gọi vốn này là lời hứa xây dựng một sản phẩm hay dịch vụ dựa trên công nghệ blockchain bởi công ty cần thu hút vốn.

Tại Việt Nam, các startup nổi danh nhất lúc này chính là các công ty gọi được vốn ‘khủng’ từ nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC): Momo 28 triệu USD, Tiki 18 triệu USD, GotIt! 9 triệu USD hay Vntrip 3 triệu USD. Một điểm chung ở những cái tên này là đều đã hoạt động trong một thời gian dài đáng kể, đã có sản phẩm, đội ngũ đủ mạnh.

Thế nhưng, điều này dường như đã thay đổi hoàn toàn với sự xuất hiện của những đồng tiền kỹ thuật số (cryptocurrency) và đặc biệt là hình thức gọi vốn thông qua blockchain. Có những thương vụ chỉ cần có ý tưởng, bản cáo bạch, chưa nhất thiết có sản phẩm, tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm để cộng đồng tin tưởng, đã có thể mang về triệu đô. Gọi vốn qua blockchain có thể được coi là “cứu cánh" với nhiều startup mới thành lập cũng như các nhà đầu tư nhỏ lẻ vì blockchain giúp giảm đáng kể các rào cản về kêu gọi vốn, thủ tục giấy tờ cũng như khoảng cách địa lý.

Minh chứng là ngay trong năm 2017 vừa qua, người ta đã thấy ít nhất là 2 thương vụ các startup Việt rất trẻ gọi vốn bạc triệu USD qua blockchain. Tên tuổi startup Việt thành công nhất với blockchain năm qua không ai khác chính là Kyber Network. Công ty của CEO Lợi Lưu, đặt tại Singapore, đã đạt thành tích không thể ấn tượng hơn hồi tháng 9/2018: huy động 52 triệu USD, tương đương 1.200 tỷ đồng, trong chỉ vài giờ đồng hồ. Bigbom, nền tảng blockchain trong lĩnh vực digital marketing đã huy động số vốn tương đương 10 tỷ đồng (gần nửa triệu USD) trong vòng 1 giờ.

Là "bong bóng" hay là công nghệ mới?

Để trả lời cho câu hỏi hóc búa này, có lẽ cần rất nhiều thời gian. Tuy nhiên, có một thực tế là lúc này, gọi vốn thông qua blockchain kêu gọi đã vượt rất xa vốn đầu tư mạo hiểm (VC). Để hiểu thêm về blockchain, những tiềm năng và rủi ro của những khởi nghiệp về blockchain để tự mình đưa ra giải đáp cho những câu hỏi trên, bạn có thể đến với Vietnam Blockchain Week diễn ra vào hai ngày 7-8/3/2018 với các diễn giả hàng đầu trong ngành, cùng thảo luận và chia sẻ những vấn đề thời sự nhất xoay quanh chủ đề công nghệ thế hệ mới.

Bên cạnh dàn diễn giả đến từ những tổ chức, doanh nghiệp toàn cầu như OCBC, World Bank, NEO, Hiệp FintechHongKong, London Stock Exchange, Bank of America, Kraken… bức tranh toàn cảnh về một công nghệ đầy hứa hẹn cũng như tiềm năng blockchain tại Việt Nam sẽ được chia sẻ bởi những gương mặt tiên phong trong cộng đồng blockchain Việt Nam hiện nay như: Nguyễn Hưng Nguyên (Phó Chủ tịch Cty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam - Napas), Trần Hữu Đức (Giám đốc FPT Ventures), Adam Vaziri (Giám đốc Digital Currency Association của Anh quốc) , Lưu Thế Lợi (Sáng lập viên và CEO Kyber Network) và David Nguyễn Vũ (Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư – VietCham Singapore).

Thông tin về nhà tổ chức: www.blockchainlabs.asia

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Bài viết mới