Theo đó, Amazon đã tung ra một hệ thống thị giác máy tính, được gọi là Rekognition, vào cuối năm 2016. Không lâu sau đó, công ty đã bắt đầu quảng cáo nó đến các sở cảnh sát như là một công cụ để chống tội phạm. Sở cảnh sát Orlando và Văn phòng Cảnh sát trưởng Hạt Washington ở Oregon là hai khách hàng đầu tiên nhanh tay đặt mua sản phẩm này.
Tuy nhiên, hành động bán hàng này của Amazon đã gặp phải những vấn đề. Mới đây, Liên minh Tự do Dân sự Mỹ (ACLU) và 24 tổ chức quyền công dân khác trên toàn nước Mỹ đã gửi một lá thư mở đến CEO Amazon là Jeff Bezos, yêu cầu ông này ra lệnh cho Amazon ngừng bán Rekognition cho các cơ quan hành pháp. Lý do mà họ đưa ra là "hệ thống nhận diện khuôn mặt này sẽ có thể bị lạm dụng nếu rơi vào tay của chính phủ", và thay vì bắt tội phạm, nó sẽ được sử dụng vào việc theo dõi và phát hiện những cá nhân phản kháng với chính phủ.
Hệ thống Amazon Rekognition có khả năng phát hiện vật thể và khung cảnh, phân tích, so sánh và nhận diện khuôn mặt
Hiện các điều luật về giám sát vẫn chưa bắt kịp với sự thay đổi công nghệ, do đó cho đến lúc này, các công ty hầu như phải tự mình nghiên cứu và tìm ra giới hạn đối với những nỗ lực biến các công cụ AI mới thành các sản phẩm sinh lời. Vụ lùm xùm mới đây nhất diễn ra tại Google, khi các nhân viên của công ty cực lực lên tiếng phản đối ông trùm tìm kiếm hợp tác với Bộ Quốc phòng Mỹ thực hiện dự án Maven, cho thấy áp lực đang đè nặng lên các công ty công nghệ, buộc họ phải hết sức cẩn thận một khi lựa chọn triển khai các công nghệ AI tiên tiến mới nhất.
Tham khảo: MIT Technology Review
Không tìm thấy bài viết